Tâm thần

Thứ 2 ngày 12 tháng 04 năm 2021Lượt xem: 12255

Nghiên cứu: Cứ 3 người sống sót sau Covid-19 thì có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần sau 6 tháng.

 

Nghiên cứu - được công bố trên tạp chí The Lancet Psychiatry - đã quan sát hồ sơ sức khỏe của hơn 230.000 bệnh nhân đã hồi phục sau COVID-19 và phát hiện ra rằng khoảng 34% gặp các vấn đề về hệ thần kinh hoặc sức khỏe tâm thần trong vòng sáu tháng.

 

Những bằng chứng cụ thể

Theo các tác giả của nghiên cứu, điều này chứng minh rằng bệnh nhân COVID-19 có nhiều khả năng phát triển các bệnh liên quan đến não hơn so với những người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cảm lạnh, viêm amidan hay viêm thanh quản.

Trong số các tình trạng được theo dõi, phổ biến nhất là lo âu (17%) và rối loạn tâm trạng (14%), sau đó là các bệnh khác. Đặc biệt, 13% người tham gia báo cáo rằng đây là những chẩn đoán đầu tiên của họ về vấn đề sức khỏe tâm thần.

Khi nói đến các rối loạn thần kinh như xuất huyết não, sa sút trí tuệ và đột quỵ, số trường hợp nói chung thấp hơn so với các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân đã từng bị nhiễm COVID-19 nặng vẫn có nguy cơ cao mắc các vấn đề như vậy.

Nghiên cứu cũng đã kiểm tra hồ sơ của hơn 100.000 bệnh nhân bị cúm và hơn 236.000 bệnh nhân bị các nhiễm trùng đường hô hấp khác, để so sánh với những người bị COVID-19.

(Trích: Hình ảnh của Mashable SE Asia)

 

So sánh cho thấy, những người bị COVID-19 có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc thần kinh cao hơn 44% so với những bệnh nhân bị cúm và 16% so với những người bị các nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nặng, nguy cơ phát triển các rối loạn thần kinh và tâm thần cao hơn đáng kể.

Nghiên cứu cho thấy 46% bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt đã phát triển các rối loạn như vậy trong khoảng thời gian sáu tháng. Ví dụ, 2,7% số người được nhận vào đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) bị xuất huyết trong não. Trong khi đó, chỉ có 0,3% số bệnh nhân không cần chăm sóc đặc biệt gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra, gần 7% bệnh nhân COVID-19 được nhận vào ICU bị đột quỵ nhưng chỉ 1,3% bệnh nhân không cần đến ICU bị đột quỵ.

Vấn đề đáng lưu tâm

Những phát hiện trên chính là bằng chứng xác thực cho thấy COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ngay cả khi khả năng phát triển các rối loạn thần kinh hoặc tâm thần là tương đối nhỏ ở cấp độ cá nhân, nhưng việc đề phòng các tác động này diễn ra trên quy mô toàn cầu là rất đáng lưu tâm.

Ông Paul Harrison, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Oxford cho biết: "Nhiều rối chứng loạn được quan sát là mãn tính, do đó, các hệ thống chăm sóc sức khỏe cần được cung cấp nguồn lực để đáp ứng nhu cầu dự kiến ".

Bình luận về nghiên cứu này, tiến sĩ Jonathan Rogers từ Đại học College London bày tỏ rằng hiện nay cần phải nghiên cứu sâu hơn về tác động lâu dài của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần và não, xem xét rằng mối tương quan trực tiếp giữa virus và sự tác động virus lên não vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Ông Rogers nhận định: "Có thể dự đoán rằng tác động của COVID-19 sẽ còn tồn tại trong thời gian dài ".

ktk@vn  tham khảo


Tài liệu tham khảo     >>> Mời xem

1. Diagnosis and Management of sacral Tarlov cysts.

2. Vai trò xét nghiệm Điện cơ trong thực hành lâm sàng Thần kinh.

3. Vai trò xét nghiệm Điện cơ trong chẩn đoán bệnh nhân bị Tê tay.

4. Khi nào bạn cần đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

5. Bệnh nhân Liệt tứ chi nhờ có xét nghiệm Điện cơ đã chẩn đoán bệnh kịp thời.